http://nhabaovietthuong.blogspot.com/2012/03/dlhtn-con-ca-sau-khoc-tren-nhat-kiem.html
CON CÁ SẤU KHÓC
trên
NHÁT KIẾM CHÉM GIÓ
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Về khoa học kỹ thuật thì chưa dám nói, nhưng về văn chương phú lục thì phải thừa nhận rằng, tiếng Việt của chúng ta xúc tích và sâu sắc tuyệt vời. Để nói về cái thói đời giả nhân giả nghĩa thôi cũng đã có hàng lô thành ngữ nghe thú vị hết sẩy như là: nước mắt cá sấu, mèo khóc chuột, nhân nghĩa bà Tú Đễ v.v. Những câu này hàm ý mỉa mai cử chỉ hay hành động của những kẻ trong lòng ác độc, nhưng bề ngoài lại tỏ ra ta đây nhân nghĩa, đạo đức. Người với người khéo dư nước mắt vờ vịt thương khóc nhau khi người nọ thấy người kia gặp bất hạnh là chuyện nhỏ. Việc chính quyền nước này chạnh mối từ tâm lo chuyện mất nhân quyền cho một dân tộc khác mới là chuyện lớn. Chả nói ra thì quí bạn đọc cũng đã hiểu bần bút muốn nói gì và muốn nói về ai.
· Từ vấn đề bán vũ khí
Hiện nay đang có chuyện VGCS thương lượng mua vũ khí của Hoa Kỳ. Dĩ nhiên là loại vũ khí hiện đại có thể đương đầu với ngoại xâm (Trung cộng) chứ không phải là những thứ súng dỉ, máy bay tầu bò phế thải mà ông bạn Mỹ tốt bụng ngày xưa giúp cho QLVNCH để đánh VC. Thằng VGCS dám chơi thằng Trung cộng thì ông Mỹ khoái là cái chắc. Thằng khốn nạn bí lắm mới phải nhịn ăn nhịn mặc để mua sắm võ khí. Ông Mỹ đang lúc dân thiếu ăn hẳn cũng muốn bán để có tiền cứu đói, nhưng lại lồng vào việc mua bán này điều kiện là phải trả nhân quyền cho nhân dân VN trước cái đã rồi mới bán. Buôn bán người ta deal với nhau vấn đề giá cả, cò kè bớt một thêm hai, chứ có ai lại đem quyền lợi của người khác ra mà mặc cả? Chuyện lạ là chỗ đó. Về nhân quyền tại VN thì chẳng phải là ngày trước chính quyền Mỹ đã cố ý giao người dân miền Nam cho bọn VGCS để chúng tha hồ hành hạ và tước đoạt nhân quyền đó sao? Thế mà nay người Mỹ lại khi không đòi nhân quyền về cho người dân VN thì ai tin nổi? Có cái gì mờ ám trong đó không? Nước mắt khóc thương người dân VN của mấy ông chính khách Mỹ có gì khác nước mắt cá sấu?
Người Mỹ rao hàng với bọn VGCS đều là chính khách cỡ bự cả: ông Phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao, Nghị sĩ John McCain, Joe Lieberman. McCain ngày xưa được bọn cai tù VC cho ăn cháo lú hơi nhiều nên ông là người đầu tiên kêu gọi Mỹ bãi bỏ cấm vận và thiết lập bang giao với VGCS, bây giờ đi lo chuyện nhân quyền! Còn ông Joe Lieberman đi VN phải chi rủ thêm Henry Kissinger cùng đi chung có phải vui vẻ cả làng không. Do Thái với nhau cả đấy mà. Ẩn ý của mấy ổng trong vấn đề bán buôn này là gì người ngoài chẳng ai biết, vì thế bần bút đành phải rờ mu rùa để bốc quẻ vậy.
Dân tỵ nạn mình là bầy chim phải ná nên thấy có người giương cung là sợ. Quốc gia sợ đã vậy, mà thằng VGCS cũng lạnh cẳng nữa. Khi ông Mỹ ra giá để bán võ khí là vấn đề nhân quyền thì nhất định thằng VGCS cũng thừa hiểu rằng, lòng từ tâm của mấy ông chính khứa Mỹ chẳng qua cũng là thứ nhân nghĩa bà Tú Đễ. Kẻ cướp bà già hiểu nhau quá mà. Thằng VGCS nghe ông Mỹ ra điều kiện sách nhất định sẽ tỉnh bơ trả lời: nguời VN chúng tôi vẫn có đầy đủ nhân quyền đấy chứ có ai lấy đi đâu mà mất. Dĩ nhiên mấy ông Mỹ vì muốn bán hàng nên quả quyết điều mình nói là thật, còn phải đưa ra bằng chứng nữa để chứng minh.
Có phải phong trào ký Petition ra đời trong cái bối cảnh như thế không? Nếu đúng thì bần bút sẽ lại rờ mu rùa tiếp.
· Đến hỏa mù điều kiện sách
Việc bán võ khí không biết đã đi đến đâu, nhưng phong trào ký Petition đã qua rồi. Diễn tiến của vấn đề đã được truyền thông phổ biến đầy đủ. Bần bút xin được miễn nhắc lại, chỉ xin nhấn mạnh đến hai điểm quan trọng trong nhiều sự việc đã xẩy ra. Thứ nhất là sự hứa hẹn TT Obama sẽ tiếp kiến phái đoàn trình Petition. Và thứ hai là cuộc tiếp kiến đáng lẽ để trình bầy về vấn đề nhân quyền tại VN, đã biến thành buổi thực tập cho sinh viên của chương trình Community Leadership của TS Nguyễn Đình Thắng.
1. Obama tiếp kiến - Trong cái chiêu mị dân của ông Obama “We the People”, người ta chỉ thấy nói, nếu có 25.000 chữ ký thì Petition sẽ được tòa Bạch Ốc cứu xét và trả lời. Thế nhưng trong cuộc cuộc vận động ký Petition, vấn đề đã biến dạng đi rất nhiều. Ngay từ khởi đầu, ông Nam Lộc (phát ngôn viên của ban vận động?) đã khoa trương thành TT Obama xin được gặp gỡ phái đoàn người Việt tỵ nạn, và còn muốn được nghe mấy bài hát NS Việt Khang đã sáng tác. Sự thể “được Tổng Thống tiếp kiến” đã làm nức lòng nhiều người trong cộng đồng tỵ nạn VN. Rất nhiều người háo hức mong có dịp vô tòa Bạch Ốc, gặp mặt, bắt tay, và nói chuyện với ông Tổng Thống vài ba câu. Có tấm hình chụp với ông Tổng Thống để khoe bà con là điều đáng hãnh diện lắm chứ. Nhất là (xin nhấn mạnh) khi được nghe mấy ông giáo sư, tiến sĩ, sĩ quan bự ca cải lương đề cao phong trào, họ tin tưởng mãnh liệt rằng thời cơ giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của bạo quyền VGCS, được Obama giúp đỡ, đã đến trong tầm tay. Sự mơ tưởng này đã trở thành động lực có sức quyến rũ mãnh liệt khiến phong trào ký Petition bùng lên cao và lan rất nhanh là vì vậy. Các chiến lược gia của tòa Bạch Ốc nhất định rất bằng lòng với kết quả này. Nếu đúng như bần bút đoán mò thì tòa Bạch Ốc đã dùng con số người ký Petition để chứng minh với bọn VGCS rằng quả thật vấn đề nhân quyền là vấn đề quan trọng lắm. Người dân Mỹ gốc Việt rất quan tâm về vấn đề này và họ đang quyết liệt đòi hỏi cho bằng được. Xem ra chính phủ Mỹ khó lòng mà thoái thác. Một mặt người Mỹ vẫn neo giá. Nhưng mặt khác họ lại trấn an VGCS rằng, tuy nhiên vấn đề này còn có thể giải quyết được. Mấy ông Mỹ biết đâu chẳng nói nhỏ vào tai bọn VGCS rằng thì là, các anh đừng có lo, chúng tôi sẽ có cách biến chuyện CÓ thành KHÔNG dễ dàng thôi, cứ yên chí đi. Vì thế người ta mới được thấy xẩy ra chuyện treo đầu dê (đòi nhân quyền) bán thịt chó (thực tập Leadership) ngày 5-3 vừa qua tại tòa Bạch Ốc.
2. Buổi thực tập chương trình Community Leadership - Hiện nay không còn vấn đề thuyền nhân nên dĩ nhiên không cần đến SOS làm gì. TS Nguyễn Đình Thắng xoay qua hoạt động lãnh vực đào tạo leaders tưong lai cho cộng đồng tỵ nạn VN. Người ta không biết có sự sắp đặt nào giữa TS Nguyễn Đình Thắng và tòa Bạch Ốc không, nhưng sự thể xẩy ra tại South Court Auditorium trong Eisenhower Executive Office Building trong tòa Bạch Ốc cho thấy, đây là buổi thực tập cho các học viên chương trình Community Leadership của TS Thắng hơn là cuộc gặp gỡ Tổng Thống của người VN tỵ nạn để đạo đạt nguyện vọng của mình. Chủ đích của buổi tiếp kiến là trình bầy với chính quyền Obama về vấn đề nhân quyền tại VN thì hầu như bị bỏ quên, có nhắc đến cũng chỉ là một chút mầu mè riêu cua làm mặt. Sự vắng mặt cố ý của kép chính (TT Obama) trong buổi tiếp kiến là để làm giảm tính cách quan trọng của vấn đề nhân quyền hầu chứng tỏ cho VGCS thấy cái tài đạo diễn của người Mỹ để chúng an tâm. Màn ảo thuật biến “CÓ thành KHÔNG” ngoạn mục này hẳn làm yên lòng bọn VGCS. Nhưng nhân vật chủ chốt trong chiến dịch Petition là ông Trúc ồ thì bất bình ra mặt. Ông Trúc Hồ bất bình vì cho rằng mình đã thất bại vì bị người nào đó đánh lừa. Công cuộc vận động để chính TT Obama can thiệp với ngụy quyền VGCS thả NS Việt Khang và các tù nhân chính trị khác Trúc Hồ coi như đã đi đoong?
· Điều kiện sách thực?
Vấn đề đặt ra ở đây là, nếu quả thật chính quyền Obama đã dàn dựng ra biến cố và lợi dụng phong trào ký Petition của cộng đồng tỵ nạn VN để deal với VGCS trong vấn đề mua bán vũ khí thì chuyện đó có tin được không, và nếu đáng tin thì điều kiện sách mà người Mỹ đòi hỏi thực sự là gì?
Vấn đề thứ nhất: có hay không có chuyện dàn dựng - Chuyện tin hay không tin là tùy nơi mỗi người, bần bút chỉ dựa trên kinh nghiệm về nước Mỹ để suy đoán. Dù sao cũng có một điều có thể tin được là, ở nước Mỹ này, nhà cầm quyền đôi khi bất chấp đạo lý và lương tâm để được những gì mà họ cần. Lấy vụ án OJ Simpson làm thí dụ. Vụ án OJ Simpson đã lôi cuốn được sự chú ý của cả thế giới chứ không phải riêng nước Mỹ. Đến nỗi có một lần TT Yeltsin gặp TT Clinton, vừa bước ra khỏi máy bay, câu đầu tiên ông Yeltsin hỏi Tổng Thống Mỹ là: Liệu ông có tin OJ Simpson hắn giết vợ thật không? Khi OJ Simpson bị cảnh sát rượt đuổi trên xa lộ hàng buổi trời thì người ta đã có lý do để nghĩ rằng anh ta giết vợ thật. Simpson bị bắt và bị đưa ra tòa thì dân da đen đe dọa nổi loạn. Lý do là vì Nicole vợ Simpson là da trắng, còn anh ta da đen. Nhìn vào thành phần xử án, người ta đã có thể suy đoán Simpson sẽ vô tội. 12 phụ thẩm chỉ có 2 ông nhưng tới 10 bà. Trong số 12 vị này thì 2 da trắng, 1 spanish, còn 9 là da đen. Chánh án Ito là một ông gốc Nhật bản. Đúng như là, OJ Simpson trắng án thật. Research của đài NBC cho thấy có tới 77% người được hỏi tin rằng Simpson đã giết vợ. 87% trong số 77% này da trắng, còn lại là da mầu. Vụ án OJ Simpson quan trọng tới độ mà TT Bill Clinton đã phải bỏ công việc để theo dõi phiên tòa trên màn hình. Cho tới khi Simpson được tuyên bố trắng án thì ông Clinton mới yên tâm thở phào nhẹ nhõm. Phiên tòa đã được sắp đặt đâu ra đấy từ chánh án đến phụ thẩm, biện lý cũng như luật sư hai bên. Mọi thủ tục, luận chứng và bằng chứng trước tòa ăn khớp nhau, không ai bắt bẻ gì được. Người đạo diễn tỏ ra thật tài tình. Trong trường hợp này, công lý phải nhường bước để đổi lấy trật tự và an toàn cho xã hội. Biến cố 30-4-1975 còn là một kinh nghiệm học hỏi nữa cho bất cứ người VN nào. Đau thương, tang tóc, uất hận, và bi đát vô cùng. Chúng ta mất hết chẳng còn gì để người Mỹ được cái mà họ muốn. Trước danh dự của một cường quốc số một trên thế giới, người Mỹ còn dám dàn dựng cả một cuộc thua trận để tháo chạy, bỏ lại đàng sau một dân tộc rơi vào cảnh đau thương, tủi nhục, bị tước đoạt quyền làm người thì còn có gì họ không dám làm! Nếu chiến dịch Petition là một trò hề dàn dựng thì màn kịch dàn dựng này còn quá nhân đạo.
Vấn đề thứ hai: điều kiện sách thực - Lợi ích của việc Mỹ bán vũ khí cho VGCS thì chỉ có chính quyền, những người ở cấp thượng tầng, mới biết. Người khác khó có ai biết được. Chúng ta cũng chỉ có thể suy đoán dựa trên kinh nghiệm lịch sử. Ở các nước khác thì bần bút không dám nói, nhưng kinh nghiệm cuộc chiến Quốc cộng vừa qua cho chúng ta một bài học. Trong cuộc chiến tranh này, chính quyền Mỹ cung cấp cho VNCH dưới hình thức viện trợ toàn khối quân trang, quân dụng để chiến đấu chống Việt gian miền Bắc xâm lược. Phải nói thiệt rằng vũ khí và khối quân dụng đó đều là thứ cũ kỹ và lỗi thời. Không có cái gì là hiện đại cả, tạm trừ ra duy nhất là những trái bom CBU. Bom CBU tại VN cho đến bây giờ vẫn còn là một huyền thoại. Nó là loại vũ khí hiện đại nhất đối với QLVNCH. Theo nhận định của vài người bạn của bần bút trong Không Quân, thì CBU có thể gọi là loại vũ khí quyết định chiến trường của QLVNCH, được Mỹ viện trợ nhưng không giao ngòi nổ. Ngòi nổ được cất giữ mãi ở bên đảo Guam hay Thái Lan gì đó. Có lẽ người Mỹ sợ QLVNCH táy máy chôm chĩa rồi làm hư bột hư đường của họ chăng? Vào giờ thứ 25 của cuộc chiến, người Mỹ mới để cho Không Quân VNCH thả hai trái bom này xuống chiến trường Xuân Lộc nhằm chặn đường tiến quân của bộ đội miền Bắc hầu có đủ thì giờ cho ông ĐS Martin và những người Mỹ cuối cùng kịp rút khỏi Saigon.
Cần phải thừa nhận VN là một mắt xích quan trọng và cần thiết trong sách lược chế ngự Trung cộng của Mỹ thì mới thấy rằng người Mỹ muốn dành quyền làm chủ các vũ khí có khả năng quyết định vấn đề thắng hay bại trong vùng biển Đông nếu chiến tranh xẩy ra. Trong cuộc chiến VN, Mỹ không chủ thắng nên họ viện trợ bom mà không viện trợ ngòi nổ cho VNCH. Tiền đề này dẫn đến kết luận là cho dù người Mỹ bán hay viện trợ các loại vũ khí chiến lược nào cho người VN, dù Quốc Gia hay CS thì họ cũng muốn dành quyền sử dụng vũ khí đó khi họ muốn. Xưa kia Mỹ giao bom mà không giao ngòi nổ cho VNCH. Bây giờ nếu bán vũ khí tối tân cho Hànội, VGCS cũng phải để cho Mỹ quyền điều khiển các vũ khí đó. Đây mới là điều kiện sách thực. Nhân quyền chỉ là cái mặt nạ của vấn đề. Yêu sách của người Mỹ có thể là họ đòi khi chuyển giao vũ khí phải có chuyên viên đi theo để bảo trì với hình thức cố vấn kỹ thuật. Vũ khí càng tối tân thì chuyên viên càng phải có trình độ. Phần chuyên môn này không phải ai làm cũng được và vơ ở đâu cũng có người. Thằng VGCS nghe thế có lẽ đành chịu thua, nhưng nó liên tưởng ngay đến con ngoáo ộp CIA và vô cùng sợ hãi. Do đó ông Mỹ lại phải một phen dùng phù phép để trị. Petition của Trúc Hồ mới là món ăn chơi. Có thể Dự Luật 1410 đang nằm ở Hạ Viện sẽ là món ăn thiệt. Đã có món khai vị (appetizer) rồi. Obama vừa mới ra lệnh cấm nhập từ VN vào Hoa Kỳ những túi nylon đựng đồ. Đến lúc cần cho thằng VGCS say xỉn, ông Mỹ chơi đòn cấm người dân tỵ nạn gởi tiền về hay một biện pháp nào khác hữu hiệu hơn xem nó có nằm đo ván để cho chó ăn chè không thì biết liền.
Trong bài viết trước đây “Thả con cá bắt con tép” bần bút cho rằng chiến dịch Petition có thể nằm trong kế hoạch vận động tái tranh cử của Obama. Tuy nhiên sau những chuyện xẩy ra tại tòa Bạch Ốc ngày 5-3 vừa qua, bần bút nhận thấy dự đoán đó khó thuyết phục. Cần phải tìm một lối giải thích khác. Thiếu thuyết phục bởi vì một cuộc vận động kiếm phiếu không thể nào luộm thuộm đến độ làm mất lòng cử tri được. Thế nhưng điều đó đã xẩy ra. Vả lại, nhìn vào cuộc tranh cử hiện nay thì thấy ông Obama không cần đến số phiếu của cộng đồng tỵ nạn VN. Có thể ông đã có đủ lý do để tin mình sẽ thắng cử. Không phải nhiều cơ quan truyền thông lề phải (Main Stream Media) đã đưa ra kết quả poll đó sao: Obama leads all GOP candidates (Obama dẫn trước tất cả mọi ứng cử viên Cộng Hòa.) Nếu không là kiếm phiếu hoặc một chủ đích quan trọng nào khác thì Bạch Ốc chẳng làm ồn ào kiểu đó. Cứ suy nghĩ xem, nhà cầm quyền thành phố Los Angeles đã dám “trick” cả nước Mỹ để tránh được một cuộc bạo loạn, thì chính quyền Obama chơi trick cộng đồng tỵ nạn VN một coup để nắm cái thế chiến lược tại Biển Đông theo tính toán của Bạch Ốc thì tại sao không làm?
· Cuộc chống cộng không người lái và hệ quả của nó
Tòa Bạch Ốc, và có lẽ cả ông Obama nữa, chắc hẳn phải sửng sốt trước sự thành công tuyệt vời của chiến dịch Petition của cộng đồng người VN tỵ nạn. Không phải khoe khoang, nhưng thử hỏi có mấy sắc dân làm được như thế. Sự việc nói lên hai đặc điểm của người tỵ nạn: lòng ái quốc rất cao và tinh thần chống cộng rất quyết liệt. Chỉ tiếc rằng người Việt chúng ta thiếu lãnh đạo. Việc lớn không có người lèo lái. Với tinh thần và quyết tâm đó mà kết quả của công cuộc chống cộng từ bao năm qua vẫn cứ xa tít mù khơi là vì vậy! Nhìn vào chiến dịch ký Petition này thôi (chưa nói đến trong nước), chúng ta cũng thấy được những hệ quả của việc thiếu lãnh đạo. Ít nữa có ba biểu hiện chính sau đây.
1. Phi lập trường và mâu thuẫn - Khỏi cần biện luận, chỉ xin nêu dăm ba thí dụ cụ thể. Ký Petition thì ký, nhưng nhịn về VN, đem tiền về vỗ béo CS thì không được, phải về. Chống giao lưu văn hóa nhưng không đưa vợ con đi nghe Đàm Vĩnh Hưng hát không chịu được, phải đi. Tố Thúy Nga thân cộng nhưng trong nhà không thiếu cuốn Paris by Night nào, phải có. Bà Nancy Bùi ký và hội luận hô hào mọi người ký Petition nhưng không tài nào bỏ được công việc làm ăn giao dịch với VGCS. SBTN chống cộng nhưng Trúc Hồ vẫn gởi phóng viên về nước lấy tin và làm phóng sự. Không nhiều thì ít cũng có công tuyên truyền quảng bá dùm cho VGCS, chứ không sao? Có cái gì khác với Nguyễn Phương Hùng? TS Nguyễn Đình Thắng vận động nhân quyền cho VN nhưng lập ra tổ chức bảo lãnh và giúp đỡ con cháu của những đứa đang tước đoạt nhân quyền của người dân trong nước… Những mâu thuẫn này xuất phát từ tinh thần phi lập trường trong cuộc sống tỵ nạn hiện nay. Chữ “Phi” ở đây hàm ý là không cần, không xác định dứt khoát. Ngoài lập trường nhổ cỏ và nhổ tận gốc đảng và chế độ VGCS ra, những thứ khác đều là lập trường phi lập trường cả. Việt Tân rêu rao chống cộng, nhưng coi đảng VGCS có công với đất nuớc và chủ trương đối lập với đảng CS để xây dựng đất nước là phi lập trường. Tâng bốc Bùi Tín và Cù Huy Hà Vũ là phi lập trường, bởi vì bọn này chỉ chống bọn nắm quyền trong Bộ Chính Trị hiện thời mà không chống đảng VGCS. Trúc Hồ không chủ trương lật đổ phỉ quyền CS là phi lập trường. Vân vân và vân vân.
2. Niềm tin mù quáng: tin bạn mất vợ, tin đồng minh mất nước - Trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ 2, Tổng Thống Bush con tuyên bố đanh thép: “Today, America speaks anew to the peoples of the world: All who live in tyranny and hopelessness can know: the United States will not ignore your oppression, or excuse your oppressors. When you stand for your liberty, we will stand with you. “(Tạm dịch: Hôm nay, một lần nữa nước Mỹ nói với các dân tộc trên thế giới rằng, tất cả những ai đang sống trong chuyên chế và vô vọng đều nên biết Hoa Kỳ sẽ không làm ngơ trước việc họ bị áp bức, và tha thứ cho những kẻ đàn áp họ. Một khi các bạn đứng lên vì tự do, chúng tôi sẽ cùng đứng chung với các bạn.) Ông Bush nói ngon vậy đó và còn gọi Đỗ Hoàng Điềm vào Bạch Cung để tham vấn, nhưng toàn đưa ra những chính sách làm khổ dân VN thêm. Obama cũng thế thôi, vì ông ta cũng là Tổng Thống Mỹ. Đường lối của nước Mỹ có thay đổi ít nhiều tùy tình hình cụ thể, nhưng chính sách của nước Mỹ thì liên tục, không thay đổi dù Cộng Hòa hay Dân Chủ. Đừng quên rằng chính quyền Mỹ đã trao người dân VN cho VGCS hành hạ và tước đoạt quyền làm người thì không có lý do gì đang trong lúc mặn nồng với VGCS, họ lại tốt bụng đến nỗi bắt thằng này phải trả lại nhân quyền cho nhân dân VN. Trên đời có lắm anh đàn ông tin bạn mà mất vợ. Lãnh đạo miền Nam tin Mỹ quá mất nước không hay. Vậy tại sao cái gì cũng phải méc bu với những kẻ đã quay mặt với mình và còn lậy lục xin xỏ nữa? Người dân Việt tỵ nạn chưa học được bài học cay đắng đó.
3. Giao trứng cho ác - 150.000 chữ ký là 150.000 tấm lòng yêu nước sắt son (dĩ nhiên trừ ra những kẻ phi lập trường), trao vào tay những người chưa rành về đấu tranh, phi lập trường mà không trất uốc mới là chuyện lạ. Sau này khi mọi chuyện đã vỡ lở, qua những lời tuyên bố từ chính cửa miệng Trúc Hồ nói ra, nguời ta mới biết ông là một nhà làm truyền thong phi lập trường: ông không chủ trương lật đổ phỉ quyền VGCS mà còn kêu gọi Mỹ giúp nó. Mục tiêu tranh đấu ban đầu của ông là đòi phóng thích NS Việt Khang ra khỏi tù. Về sau thêm mắm thêm muối vào, mục tiêu của Petition mới thành ra là đấu tranh cho nhân quyền tại VN. Tại sao lại Việt Khang mà không phải là một ai khác. Thiếu gì người ở tù không tội tại VN? Thì ra chỉ vì Việt Khang cũng là nhạc sĩ như Trúc Hồ. Chuyện đồng thanh, đồng khí như thế là đáng khen, nhưng nặng tinh thần cục bộ và tùy hứng. Nhờ có “nguyễn trãi” Nam Lộc hiến kế “Obama tiếp kiến và muốn nghe nhạc Việt Khang” mà sáng kiến Petition của “lê lợi” Trúc Hồ bay bổng lên trời cao và nở hoa trên bầu trời tỵ nạn. Tuy nhiên, Trúc Hồ vẫn chưa tìm ra con đường để tìm vào Bạch Ốc và tòa nhà Quốc Hội nên mới phải cầu cạnh TS Nguyễn Đình Thắng. Đây là đầu mối của chuyện bể bạc Petition của Trúc Hồ. Đàng sau vấn đề này người ta thấy lấp ló bóng dáng của những tên Việt Tân. Không biết TS Nguyễn Đình Thắng có liên hệ gì với Việt Tân không, nhưng cái âm mưu lợi dụng lòng yêu nước của đồng bào khởi đi từ chương trình Community Leadership của ông.
Vấn đề đào tạo Leader của TS Nguyễn Đình Thắng cho cộng đồng là một việc nên làm và nên khuyến khích làm. Tuy nhiên trong vấn đề này có hai nghi ngại lớn cần phải đặt ra. Thứ nhất là cơ quan BPSOS của TS Thắng hiện nay đã biến thành một cơ quan bảo trợ cho các du học sinh từ trong nước. Như vậy thì liệu TS Thắng có nghĩ tới việc VGCS cấy người của chúng vào để sau này lãnh đạo cộng đồng tỵ nạn mà ngăn chặn không? Thứ hai, không biết TS Thắng và đám đệ tử của ông có thể lead cái gì cho cộng đồng nếu không phân biệt được mục tiêu tranh đấu như hiện nay. Có hai loại mục tiêu đấu tranh là DIỆT và ĐÒI. Loại đấu tranh để DIỆT bần bút không bàn đến ở đây. Còn với mục tiêu đấu tranh đòi quyền lợi, cũng cần biết quyền lợi tranh đấu là thứ quyền lợi gì. Có cái hợp lý, tranh đấu có thể đòi được. Nhưng cũng có cái bất hợp lý, tranh đấu chỉ uổng công vô ích. Loại thứ nhất là quyền lợi công dân mà Hiến Pháp và luật pháp Hoa Kỳ bảo đảm. Để tranh đấu cho những quyền lợi công dân, TS Nguyễn Đình Thắng và các đệ tử của ông có thể học hỏi nơi các leader người da đen như Martin Luther King Jr. hay Louis Farrakhan. Họ kéo cộng đồng của họ xuống đường để nói to lên nguyện vọng là đủ rồi, chả cần phải xin xỏ lậy lục ai. Loại thứ hai là quyền lợi công dân của nước ngoài, nằm trong tay của chính quyền sở tại, cụ thể ở đây là VGCS, luật pháp Hoa Kỳ không bảo đảm được. Quyền lợi Petition đòi hỏi thuộc loại này và phải biết nó nằm trong khuôn khổ bang giao quốc tế. Bang giao quốc tế được hiểu là việc trao đổi quyền lợi giữa các nước. Chuyện đấu tranh đời quyền lợi từ trong tay phỉ quyền Hànội, TS Nguyễn Đình Thắng không thể đem bầu nhiệt huyết, tinh thần yêu nước của cộng đồng cùng với hai bàn tay trắng ra mà đòi được. TT Obama có muốn cho cũng không có mà cho, muốn giúp cũng phải đổi chác với Hànội bằng một cái giá nào đó. Nếu cái giá đó đi ngược lại với đường lối chính sách của chính phủ Hoa Kỳ thì ai buộc được ông Obama phải chiều lòng cộng đồng chúng ta? Ai cũng biết, đường lối và chính sách của các chính quyền Mỹ từ sau chiến tranh VN là thân thiện với bọn VGCS. Sự thể này không còn nghi ngờ gì nữa. Nên nhớ lại đi, trước đây có lần khi ngoại trưởng Mỹ sang thăm Miến Điện, trước một tập hợp đông đảo dân chúng Miến, bà Hillary Clinton sánh vai bà Aung San Suu Kyi tuyên bố khuyên các nhà lãnh đạo Miến Điện và Bắc Hàn nên theo gương và bắt chước CSVN trên các vấn đề cải cách và phát triển. Khi bà Ngoại Trưởng Mỹ đã lấy CSVN làm mô hình phát triển dân chủ và kinh tế cho nước khác thì xin hỏi, đối với chính quyền Mỹ, vấn đề nhân quyền tại VN có còn được họ quan tâm và cần thiết phải đặt ra nữa hay không? Trao phó tinh thần yêu nước của cộng đồng vào tai những kẻ đang ôm ấp kẻ thù của cộng đồng nên gọi là cái gì, có phải là giao trứng cho ác không?
· Tại cái GPS
Lái xe không rành đường ở nước Mỹ, người ta phải nhờ đến cái máy chỉ đường gọi là GPS (global positioning system.) Để kết thúc bài viết, bần bút xin mạn phép nói rông rài một chút về chuyện cái GPS. Mới hồi đầu tháng, có 3 sinh viên nhật đi du lịch sang Úc. Vì không biết đường nên họ mướn xe có máy chỉ đường GPS. Không biết cái máy quên đường hay trục trặc gì đó, thay vì dẫn 3 người bạn trẻ đến nơi họ muốn tới thì lại đưa họ xuống một bãi biển sình lầy. Chiếc xe ngập hết bánh dưới nước biển và không chạy được nữa. Tội ngiệp mấy người bạn trẻ phải chui ra khỏi xa và lội vô bờ để về khách sạn. Tin rằng lái xe đi đường có GPS là chắc ăn thì lầm to. Bần bút sợ rằng, những quí vị đi trình Petition, có thể vì gặp phải cái GPS có “sự cố” (lại tiếng VC) chăng nên đã đi lộn đường, tới lộn chỗ, gõ lộn cửa, và gặp lộn người chăng. Không phải cái GPS nào cũng giống nhau cả đâu. Sợ là uổng công cho quí vị mất thôi. Hơn một trăm ngàn Petition có giá trị chính trị và tâm lý rất cao. Nó ví như một thanh kiếm báu, chém đá như chém bùn, có thể giáng xuống chưởng lực ngàn cân trên đầu bọn VGCS. Nhưng báu kiến trao vào tay một kiếm khách tồi, chưởng lực tung ta chỉ là nhát kiếm chém gió. Quí vị có đi lạc chỗ cũng xin đừng buồn. Tin rằng thế nào rồi Bạch Ốc cũng sẽ gởi cho quí vị một lá thư cám ơn với một vài câu hứa hẹn vu vơ. Đó là phép xã giao bắt buộc nơi cung đình của các bậc vương tôn công tử trên thế gian này. Trừ ra bọn đầu gấu tại Ba Đình là không có cái lễ nghi vương giả đó mà thôi.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
--------\
Văn hóa Phương Tây định nghĩa về nước mắt cá sấu:
Văn hóa Phương Tây định nghĩa về nước mắt cá sấu:
Crocodile tears (or superficial sympathy) are a false or insincere display of emotion such as a hypocrite crying fake tears of grief. The phrase gives its name to crocodile tears syndrome, an uncommon consequence of recovery from Bell's palsy where faulty regeneration of the facial nerve causes sufferers to shed tears while eating.
An alternate explanation for the expression's origin is that crocodile tears cannot be authentic because crocodiles cannot cry; they lack tear ducts. Yet this is a myth: Crocodiles possess lacrimal glands which secrete a proteinaceous fluid, just like in humans, though tears will only be visible after a crocodile is out of the water for a prolonged period of time, and the eyes begin to dry out. However, while crocodiles can and do generate tears, they do not actually cry.[2]
One prominent use of the expression is by Shakespeare in Othello Act IV, Scene i
“ | O devil, devil! If that the earth could teem with woman's tears, Each drop she falls would prove a crocodile. Out of my sight! |
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen